Xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế
Trong ngành tái chế chất thải sinh hoạt, tái chế giấy là một ngành kinh tế đang được chú trọng và thu hút đầu tư, nền tái chế giấy đang ngày càng phát triển và mang lại lợi ích về kinh tế cũng như về môi trường như tiết kiệm khai thác tài nguyên rừng, giảm bớt lượng giấy thải ra môi trường.
Trong công nghệ sản xuất giấy và bột giấy thì phần nước thải từ nhà máy giấy thuần túy (không sản xuất bột) là khá sạch, chủ yếu là nước thải từ khâu xeo giấy, tạp chất cơ bản là cặn lơ lửng (thường là xơ sợi giấy, bột độn, bột màu, phụ gia…), thành phần chất hữu cơ thường không quá cao, BOD5 của nước xeo thường dao động từ 150 ÷ 350 mgO2/L. Đối với các nhà máy có sản xuất bột giấy thì loại nước thải đậm đặc và khó xử lý nhất nước thải dịch đen, lượng kiềm dư có thể lên tới 20 g/L, COD dao động ở mức hàng chục ngàn tới 100.000 mg/L. Đối với các nhà máy sản xuất giấy từ giấy thải thì thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, và BOD5 với nồng độ cao.
1. Nguồn phát sinh
Từ quá trình sản xuất giấy tái chế ở các nhà máy giấy, phân xưởng xí nghiệp …
2. Tính chất nước thải
- Độ màu
- Chất rắn lơ lửng và huyền phù
- Chứa hàm lượng hữu cơ, chủ yếu là các chất hữu cơ khó phân hủy
- Hàm lượng N, P thấp
3. Các đặc trưng của hệ thống
- Công suất: 20 – 1.000 m3/ngày
- Chất lượng đầu ra: QCVN 13:2008/BTNMT, cột A/B
- Diện tích mặt bằng: Hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế sẽ được thiết kế theo điều kiện diện tích mặt bằng của khách hàng cho dù diện tích mặt bằng khó khăn nhất.
- Yêu cầu quản lý vận hành: Tự động/ bán tự động/ thủ công
- Chất lượng thiết bị: Mỹ/ Eu/ Nhật/ Đài Loan/ Trung Quốc/ Việt Nam
- Quy cách xây lắp: Bể bê tông cốt thép/ Bể gạch/ Bồn thép/ Bồn Inox
4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy tái chế
- Quá trình tách rác
- Quá trình hóa lý: keo tụ, tạo bông
- Quá trình lắng
- Quá trình sinh học hiếu khí sinh trưởng lơ lửng liên tụ
- Quá trình sinh học hiếu khí sinh trưởng lơ lửng theo mẻ
- Quá trình sinh học hiếu khí sinh trưởng bám dính
- Công nghệ màng MBR
- Quá trình lọc
- Quá trình oxy hóa bậc cao (AOP)
- Quá trình hấp phụ
- Quá trình khử trùng nước
Tùy theo chất lượng nước đầu vào và các đặc trưng hệ thống theo yêu cầu quý khách hàng, Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Tài nguyên và Môi trường SVN sẽ lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức chi phí đầu tư, chi phí vận hành tốt nhất trong điều kiện hiện hữu của Quý công ty.