Trang chủ » Dịch vụ tư vấn » Dịch vụ lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm

Dịch vụ lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm

Đối tượng lập hồ sơ xin khai thác nước ngầm:

 

Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm đều phải đăng ký khai thác nước ngầm.

ho-so-xin-khai-thac-nuoc-ngam

Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước ngầm hoặc có công trình khai thác nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.

Quy trình lập hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm:

Khảo sát thu thập số liệu về địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất;

Xác địn thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất;

Thu mẫu nước giếng và phân tích tại phòng thí nghiệm;

Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước khai thác;

Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000;

Tính toán dự báo mực nước hạ thấp, lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước;

Lập đề án và trình nộp sở Tài nguyên và Môi trường;

 

Trình tự thực hiện:

* Bước 1:

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2:

Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW.

Thời gian nhận hồ sơ: sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều  từ 13 giờ 30 đến 17 giờ (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, riêng thứ bảy chỉ làm việc buổi sáng).

Khi nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy biên nhận cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.

* Bước 3:

Phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản – Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục cấp phép. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân lý do không cấp phép.

* Bước 4:

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép đóng phí phẩm định hồ sơ và lệ phí cấp phép (nếu hồ sơ đạt yêu cầu) tại Bộ phận Tài vụ và nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Khi đến nhận kết quả, người đến nhận phải xuất trình:

+ Biên nhận hồ sơ.

+ Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định).

+ Giấy giới thiệu của đơn vị đề nghị cấp phép (trường hợp đơn vị đề nghị cấp phép là tổ chức).

– Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (theo mẫu);

+ Đề án khai thác nước dưới đất (theo mẫu);

+ Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000;

+ Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm; Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (theo mẫu);

+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;

+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận;

+ Biên nhận đóng thuế tài nguyên nước (đối với công trình đang khai thác nhưng chưa có giấy phép);

+ Biên nhận đóng phạt và quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với công trình đang khai thác nhưng chưa có giấy phép);

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết:

+ Đối với công trình đã có giếng khai thác: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

+ Đối với công trình chưa có giếng khai thác: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không có

– Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép

– Lệ phí (nếu có):

a) Phí thẩm định:

* Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác nước dưới đất:

+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm: 200.000 đồng/hồ sơ.

+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 550.000 đồng/hồ sơ.

+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng từ  500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.300.000 đồng/hồ sơ.

+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2.500.000 đồng/hồ sơ.

* Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất:

+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với trường hợp công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm: 200.000 đồng/hồ sơ.

+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 700.000 đồng/hồ sơ.

+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.700.000 đồng/hồ sơ.

+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 3.000.000 đồng/hồ sơ.

b) Lệ phí cấp phép: 100.000 đồng/giấy phép.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

+ Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (đính kèm);

+ Mẫu Đề án khai thác nước dưới đất (đính kèm);

+ Mẫu Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên (đính kèm);

+ Mẫu Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm (đính kèm);

+ Mẫu Báo cáo khai thác nước dưới đất (dùng cho công trình đang khai thác mà chưa có giấy phép) (đính kèm).

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có

– Căn cứ pháp lý của thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm

* Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 02/07/2012;

* Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;

* Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

* Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước

5/5 - (4 bình chọn)