Trang chủ » Dịch vụ tư vấn » Lập hồ sơ xin ra khỏi danh sách đen ô nhiễm môi trường

Lập hồ sơ xin ra khỏi danh sách đen ô nhiễm môi trường

Hướng dẫn trình tự thực hiện cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg. SVN chuyên tư vấn thực hiện hồ sơ xin ra khỏi Quyết định 64/2003/QĐ-TTg

nghi-dinh
Theo các bước như sau:

* Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

* Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ – Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TƯ.

Thời gian nhận hồ sơ: sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều  từ 13 giờ 30 đến 17 giờ (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, riêng thứ bảy chỉ làm việc buổi sáng).

Khi nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp phiếu biên nhận cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

* Bước 3: Phòng Quản lý môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra, thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục Chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân lý do không cấp.

* Bước 4: Tổ chức, cá nhân đề nghị Chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường theo ngày hẹn được ghi trên phiếu biên nhận.

Khi đến nhận kết quả, người đến nhận phải xuất trình:

+ Biên nhận hồ sơ.

+ Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định).

+ Giấy giới thiệu của đơn vị đề nghị Chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg (trường hợp đơn vị đề nghị là tổ chức).

– Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Bản chính Đơn đề nghị chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg: 01 bản;

+ Bản chính Báo cáo kết quả xử lý ô nhiễm triệt để của cơ sở: 01 bản;

+ Bản chính Bản kết quả phân tích các thông số môi trường có chữ ký của thủ trưởng và dấu của đơn vị phân tích: 01 bản;

+ Bản sao y chứng thực Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở đã được phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trước ngày 01 tháng 7 năm 2006: 01 bản;

+ Bản sao y chứng thực Văn bản xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi cơ sở mới chuyển đến về việc cơ sở đã thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để, bảo đảm được các điều kiện xét chứng nhận theo Điều 2 của Quy định này, áp dụng đối với trường hợp cơ sở di chuyển địa điểm tới tỉnh khác: 01 bản.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

– Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TƯ.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh/ Thành phố trực thuộc TƯ.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): sở, ban ngành, phòng Tài nguyên – Môi trường quận – huyện, Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn.

– Kết quả thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

– Lệ phí (nếu có): không có

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):

+ Mẫu Đơn đề nghị chứng nhận cơ sở đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg (đính kèm);

+ Mẫu Hướng dẫn nội dung báo cáo kết quả xử lý triệt để đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg (đính kèm).

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có

– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

* Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;

* Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

* Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

* Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

* Quyết  định số 10/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ;

* Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;

* Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường;

* Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại;

* Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;

* Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18/9/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường;

* Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

* Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/8/2007 của Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu.

4.6/5 - (9 bình chọn)