Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020 thì Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.
Chỉ trong vòng 7 ngày làm việc Môi trường SVN sẽ hoàn tất dịch vụ lập báo cáo giám sát môi trường cho quý doanh nghiệp, hồ sơ được thực hiện một cách nhanh chóng, thông tin tư vấn sát tình hình thực tế, đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng trong từng dịch vụ là vinh hạnh cho SVN.
Việc thực hiện báo cáo giám sát môi trường bắt đầu từ việc thiết lập các mục tiêu, kế hoạch bảo vệ môi trường. Tiếp đến sẽ có những phương án cụ thể để thực hiện và giám sát thường xuyên các chỉ tiêu, yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Sau quá trình thực hiện sẽ là quá trình đánh giá lại các biện pháp trên đã thực sự hiệu quả hay chưa, phân tích các chỉ tiêu và diễn giải chúng một cách chi tiết trong báo cáo kết quả và tiếp tục quá trình này theo thời gian.
Đối tượng và tần suất thực hiện:
Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 của Luật này, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin. Hoạt động quan trắc môi trường phải bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, cung cấp kết quả quan trắc chính xác, tin cậy. Phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
Tần suất thực hiện: 2 – 4 lần/năm. Tần suất thực hiện được nêu cụ thể trong Đánh giá tác động môi trường/ Kế hoạch bảo vệ môi trường (Cam kết bảo vệ môi trường)/ Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/đơn giản đã được phê duyệt/ xác nhận.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Bảo vệ môi trường 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;
– Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
– Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;
Hồ sơ cần thiết:
– Giấy xác nhận bản Cam kết bảo vệ môi trường hay Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay Đề án bảo vệ môi trường;
– Giấy phép kinh doanh ;
– Hợp đồng thu gom chất thải nguy hại ;
– Hợp đồng thu gom chất thải rắn ;
– Chứng từ thu gom chất thải nguy hại ;
– Giấy phép đấu nối xử lý nước thải (nếu có);
– Sơ đồ mặt bằng tổng thể;
– Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất;
– Hóa đơn điện, nước trong tháng.
Tùy theo ngành nghề đặc điểm kinh doanh mà hồ sơ có thể bổ sung một số giấy tờ pháp lý khác.
Cơ quan tiếp nhận:
Tùy theo quy mô và vị trí dự án, cơ quan tiếp nhận, thẩm định là một trong các cơ quan sau:
– Sở Tài nguyên và Môi trường
– Ban quản lý Khu công nghiệp
– Ban quản lý Khu kinh tế
– Phòng Tài nguyên và Môi trường
– Bộ Tài nguyên và Môi trường
Quý khách hàng cần thêm thông tin hay báo giá dịch vụ vui lòng liên hệ 0919.98.48.39
Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo thông tư 43/2015/TT-BTNMT
- Mẫu báo cáo giám sát nộp Phòng tài nguyên môi trường
- Mẫu báo cáo giám sát nộp KCN/ KCX