Đối tượng phải lập đề án xả thải:
1. Tất cả các đối tượng Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô vượt quá 10 m3/ngày đêm trừ các đối tượng được quy định trong điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP đều phải lập đề án xả thải.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3 /ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hoá chất, dược phẩm, đông dược, hoá mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ:
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo xả thải; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
Đối với các đối tượng thực hiện thủ tục gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo xả thải, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo xả thải.
Nơi cấp hồ sơ/ gia hạn giấy phép xả thải:
– Lưu lượng xả thải dưới 3.000 m3/ngày, đêm sẽ do Phòng Tài Nguyên Nước – Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.
– Lưu lượng xả thải từ 3.000 m3/ngày, đêm trở lên sẽ do Cục Tài Nguyên Nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Thời hạn của giấy phép:
– Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn không quá mười (10) năm tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm (Theo Điều 21 – Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013)
– Vì thế 90 ngày trước ngày giấy phép hết hạn chủ dự án phải tiến hành làm thủ tục gia hạn giấy phép xả thải. (Điểm 2, khoản 1, điều 22 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP Điều kiện gia hạn giấy phép xả thải: Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày)
Trong trường hợp lưu lượng xả thải hay công trình xả thải có thay đổi so với giấy phép đã cấp chủ dự án phải tiến hành thủ tục xin cấp phép mới (Điều 23 – Nghị định số 201/2013/NĐ-CP)
Cơ sở pháp lý cần tham khảo để lập hồ sơ xin phép xả thải:
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước
Mọi chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SVN
Địa chỉ: 50/11/32 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 08.35886583 / 0919.948.839