1. Đặc điểm của nước thải nhà hàng – khách sạn
Nước thải khách sạn chủ yếu phát sinh từ hoạt động phục vụ của các phòng, giặt là, bếp…Nhìn chung loại nước thải này có tính chất gần giống với nước thải của khu dân cư do đó việc xử lý nước thải cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên cần hiểu đặc trưng hoạt động của ngành, loại nước thải này có thể có tính kiềm và lượng dầu mỡ cao hơn so với nước thải sinh hoạt. Khi xử lý nước thải và đưa các thông số nước thải về gần giống với nước thải của khu dân cư để xử lý hơn bằng các tách mỡ và cân bằng pH trước khi dẫn vào các công trình XLNT chính.
2. Cơ sở lụa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải phát sinh từ nhà hàng – khách sạn
Việc lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải dựa vào:
– Yêu cầu đầu ra của nước thải (nguồn tiếp nhận)
– Đặc điểm của nguồn thải về lưu lượng và chế độ thải.
– Tính chất, thành phần của chất bẩn cần loại bỏ.
– Đặc điểm tự nhiên tại khu vực như điều kiện địa chất công trình, điều kiện khí tượng thủy văn,…
– Các đặc tính, thông số kỹ thuật các thiết bị có trên thị trường và chi phí đầu tư, vận hành và bảo dưỡng chúng,…
3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt nhà hàng, khách sạn
Tách rác
Nước thải phát sinh từ bể tự hoại và từ các khu vực khác của nhà hàng, trước khi đến bể điều hòa, nước thải cần phải được tách rác để lọai bỏ các loại chất rắn có kích thước lớn. Vai trò của tách rác nhằm loại bỏ các vật thể thô từ dòng chảy vì chúng có thể (1) gây nguy hiểm cho các thiết bị của quy trình liên tiếp phía sau, (2) làm giảm khả năng hay hiệu quả xử lý của toàn bộ quy trình. Nước sau khi được tách rác sẽ chảy sang bể điều hòa.
Tách cặn – mỡ
Sau khi được loại bỏ rác, nước thải tiếp tục chảy qua ngăn tách căn, tại đây nước sẽ được lưu trong khoảng thời gian từ 1 – 2 giờ. Cặn có trong nước sẽ lắng xuống, đồng thời mỡ và các thành phần chất dễ nổi sẽ được loại bỏ ra khỏi nguồn nước trước khi chảy sang bể điều hòa.
Bể điều hòa
Vì lượng nước thải của nhà hàng sẽ không đồng đều theo giờ trong ngày. Để hệ thống XLNT hoạt động hiệu quả nhất tối ưu, bể điều hòa sẽ điều hòa dòng lưu lượng xuyên suốt trạm xử lý, giảm đáng kể dao động thành phần nước thải đi vào các công đoạn phía sau. Trong suốt giờ cao điểm, lưu lượng dư sẽ được giữ lại trong bể điều hòa. Hơn nữa, bể điều hòa còn có một số tác dụng như:
- Cân bằng tải lượng các chất hữu cơ (nồng độ không đều nhau vào các thời điểm khác nhau, lúc cao, lúc thấp).
- Đảm bảo tính liên tục cho hệ thống.
- Giảm nồng độ các chất có độc tính cao.
- Khử mùi tương đối.
Nước thải trong bể điều hòa được khuấy trộn hoàn toàn nhờ hệ thống cấp khí từ máy thổi khí để điều hòa nồng độ và tránh hiện tượng phân hủy kị khí xảy ra gây mùi cho hệ thống. Bể này còn có vai trò như bể chứa khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì.
Bể xử lý sinh học thiếu khí (Anoxic)
Bể anoxic được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, khử nitrat (khử NO3– thành N2), khử NH4+. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon có trong nước thải, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3–, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3–. Nước thải sau khi qua bể anoxic sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí nhờ cơ chế tự chảy.
Bể xử lý sinh học hiếu khí (Aerotank)
Đây là quá trình bùn hoạt tính hoạt động với tỷ lệ theo thức ăn và sinh khối theo quy trình dòng chảy đều cổ điển. Quy trình này đẩy mạnh quá trình phân huỷ hiếu khí của sinh khối bởi hô hấp nội bào. Bùn được tách tại bể lắng sẽ tuần hoàn về bể sinh học duy trì thức ăn nền. Tại bể oxy được cung cấp liên tục nhờ hệ thống đĩa phân phối khí mịn với thiết bị máy thổi khí để cung cấp lượng oxy cần thiết đảm bảo điều kiện tốt cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Nhờ hoạt động của vi sinh vật hiếu khí các chất hữu cơ có trong nước thải được phân hủy thành các CO2, H2O và sinh khối mới. Đồng thời, dưới tác dụng của vi khuẩn nitrate hóa Nitơ hữu cơ và Nitơ amoni được chuyển hóa thành NO3, nước từ bể hiếu khí được tuần hoàn về bể thiếu khí để đảm bảo quá trình khử nitrate xảy ra hoàn toàn.
Bể lắng sinh học
Sinh khối được tạo ra trong quá trình hoạt động của vi sinh vật hiếu khí được lắng tại đây. Một phần bùn được gọi là bùn hoạt tính tuần hoàn (RAS), tuần hoàn về bể Aerotank nhằm duy trì nồng độ vi sinh cần thiết cho quá trình xử lý, phần bùn dư dược gọi là bùn hoạt tính dư (WAS) sẽ được loại bỏ khỏi bể lắng đến bể chứa bùn. Bùn từ bể chưa bùn sẽ được xe hút bùn đem thải bỏ định kỳ. Nước sau lắng bùn sẽ được thu qua máng thu nước và chảy sang bể khử trùng.
Bể khử trùng
Để đảm bảo chất lượng nước đầu ra không có vi khuẩn gây bệnh và đạt tiêu chuẩn xả thải quy định trong QCVN 14:2008 BTNMT. Hóa chất Chlorine sẽ được sử dụng làm hóa chất khử trùng và châm vào bể khử trùng thông qua bơm định lượng hóa chất. Nước thải sau xử lý sẽ được xả vào cống thoát nước thành phố và đạt quy chuẩn
CỘT B – QCVN 14:2008/BTNMT.
Tùy theo chất lượng nước đầu vào và các đặc trưng hệ thống theo yêu cầu quý khách hàng, Công ty Tư vấn Môi trường SVN sẽ lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức chi phí đầu tư, chi phí vận hành tốt nhất theo đúng yêu cầu mong muốn của Doanh nghiệp.
Mọi chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG SVN
Địa chỉ: 50/11/32 Dương Quảng Hàm, Phường 5, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 08.35886583 / 0919.948.839
Web: www.moitruongsvn.com | www.svncorp.vn