Trang chủ » Sản phẩm » Xử lý nước thải sinh hoạt có các chỉ tiêu BOD5, N-NH4+, Coliform (vượt cột B )

Xử lý nước thải sinh hoạt có các chỉ tiêu BOD5, N-NH4+, Coliform (vượt cột B )

Xử lý nước thải sinh hoạt có các chỉ tiêu BOD5, N-NH4+, Coliform (vượt cột B )

Xử lý nước thải sinh hoạt: chất lượng nước sau xử lý vượt một số chỉ tiêu như BOD5, N-NH4+, Coliform.

xử lý nước thải sinh hoạt
xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải từ các hoạt động của nhà hàng sau khi được tách các chất rắn tại đầu nguồn thải được dẫn vào Bể Tách Dầu Mỡ để tách lượng dầu mỡ có trong nước thải. Các chất dầu mỡ nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên bề mặt dòng nước thải và được giữ lại trong bể tách dầu còn nước thải sẽ được dẫn qua bể điều hòa.

Nước thải sau khi qua Tách dầu mỡ sẽ được dẫn xuống bể thu gom nhờ cơ chế tự chảy. Tại bể thu gom, nước thải sẽ được tập trung lại trước khi được bơm chìm nước thải bơm vào bể điều hòa.

Nước thải từ bể thu gom được bơm chìm nước thải bơm về bể điều hòa. Tại đây, nước thải sẽ được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất bẩn trước khi đưa qua công đoạn xử lý sinh học. Không khí được cấp vào bể nhằm tránh quá trình kỵ khí phát sinh mùi hôi và tạo điều kiện cho quá trình xử lý sinh học ở phía sau. Từ bể điều hòa nước thải được bơm qua bể Anoxic.

Tại bể Anoxic sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học trong điều kiện thiếu khí, các chỉ tiêu Nito, Photpho trong nước thải sẽ được xử lý tại bể Anoxic. Trong môi trường thiếu khí, các vi sinh vật sẽ sử dụng chất hữu cơ có chứa Nito, Photpho làm chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất. Sau khi qua bể Anoxic các chỉ tiêu này giảm đáng kể. Nước thải từ bể Anoxic tiếp tục đi qua bể sinh học.

Trong bể sinh học, nước thải được cung cấp dưỡng khí oxy và chất dinh dưỡng để các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng khí oxy trên được cung cấp liên tục trong ngày, chúng có đủ thời gian để nuôi dưỡng các chuẩn vi sinh vật hiếu khí trong nước tồn tại và tăng trưởng. Oxy còn có tác dụng xáo trộn nước thải liên tục, làm tăng thời gian tiếp xúc giữa khí – nước thải. Quá trình trên diễn ra liên tục sẽ làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước thải, tạo điều kiện thích nghi nhanh của vi sinh vật hiếu khí đặc trưng của xử lý nước thải bằng quá trình hiếu khí.

Các chất hữu cơ ô nhiễm sinh học được chủng vi sinh vật đặc trưng dần thích nghi, chuyển hoá bằng cơ chế hấp thụ, hấp phụ ở bề mặt và bắt đầu quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ gây ô nhiễm sinh học, tạo ra CO2; H2O cùng với tế bào vi sinh vật mới dưới dạng bùn sinh học.

Chất hữu cơ + C5H7NO2 (VSV) + 5O2 ® 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSVmới (1)

Ngoài ra còn diễn ra quá trình Nitrat hoá trong điều kiện cấp khí nhân tạo. Quá trình nitrate hóa ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter.

Bước 1: Ammonium được chuyển thành nitrite được thực hiện bởi Nitrosomonas

NH4+ + 1,5O2   à  NO2- + 2H+ + H2O                                              (2)

Bước 2: Nitrite được chuyển thành nitrate được thực hiện bởi loài Nitrobacter

NO2- + 0,5O2 à NO3-                                                                         (3)

Nhờ quá trình hoạt động trên của VSV mà các nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sẽ giảm dần đến một mức độ chấp nhận (đạt quy chuẩn xả thải).

Oxy được cung cấp liên tục vào bể bằng 02 máy thổi khí hoạt động luân phiên và hệ thống phân phối khí đến tận đáy bể. Nhờ đó mà quá trình sinh trưởng của hệ VSV được diễn ra liên tục và ổn định. Nước thải chảy liên tục vào bể sinh học trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính, cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn. Nước thải được hòa trộn với bùn vi sinh hoạt tính để tạo thành hỗn hợp vi sinh và nước thải.

Nước thải sau khi được xử lý tại bể sinh học sẽ được dẫn 1 phần tuần hoàn trở lại bể Anoxic nhằm nâng cao hiệu quả xử lý Amoni, 1 phần về bể lắng bùn qua ống lắng trung tâm được lắp trong bể lắng bùn. Lượng bùn trôi theo dòng nước thải qua bể lắng sẽ được giữ lại trong bể lắng bằng phương pháp lắng trọng lực còn nước thải sẽ được dẫn qua bể khử trùng bằng máng thu nước. Lượng bùn lắng được trong bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn lại bể sinh học để đảm bảo nồng độ vi sinh trong bể sinh học. Lượng bùn còn dư sẽ được bơm qua bể chứa bùn.

Nước thải sau khi qua bể lắng bùn được dẫn qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất chlorine được châm vào nước thải với nồng độ thích hợp. Hóa chất chlorine là một chất oxi hóa mạnh sẽ phá hủy các enzim của vi sinh vật, làm cho chúng không còn khả năng trao đổi chất với môi trường dẫn đến các vi sinh vật bị tiêu diệt.

Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ được đưa qua bồn lọc áp lực trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố và đạt quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.

Lọc áp lực là công đoạn xử lý cuối cùng trước khi nước thải được xả ra nguồn tiếp nhận. Thiết bị lọc có tác dụng tách các bông cặn lơ lửng có kích thước nhỏ mà không thể tách ra khỏi nước thải nhờ quá trình lắng trọng lực tại bể lắng. Các bông cặn này sẽ được giữ lại lên trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Sau một thời gian dài vận hành, lớp cặn này dày lên, trở lực của quá trình lọc tăng lên, thiết bị lọc sẽ được làm sạch bằng cách rửa ngược. Khi rửa ngược, lớp bùn cặn này được dẫn về bể chứa bùn. Phần nước trong sau lọc sẽ được xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước trung của khu công nghiệp.

Phần khí phát sinh trong hệ thống được thu gom bằng quạt hút. Ta bố trí các ống thu khí tại bể thu gom, bể điều hòa và bể sinh học trong hệ thống để thu gom mùi phát sinh ra bên ngoài triệt để hơn.

Hệ thống điện điều khiển tại hệ thống được đấu nối lại. Lắp thêm bộ chống mất pha để đảm bảo các thiết bị trong hệ thống không bị sự cố khi dòng điện cấp vào hệ thống không ổn định, có còi báo hiệu khi có thiết bị trong hệ thống không hoạt động hoặc bị hư hỏng để có biện pháp khắc phục nhanh nhất nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt.

 

5/5 - (1 bình chọn)